MẪU NHÀ HIỆN ĐẠI ĐẸP

10 Điều Cần Biết Về Thiết Kế Kiến Trúc

Thiết kế kiến trúc là một phần không thể thiếu khi bắt đầu xây dựng nhà ở, biệt thự, nhà hàng công trình công cộng như trường học… Nó giúp cho việc bày trí các vật dụng khoa học, đảm bảo công năng và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên cho đến nay vẫn nhiều người chưa biệt thiết kế kiến trúc là gì, quy trình thiết kế ra sao, bản vẽ thiết kế gồm những gì, chi phí thuê, nguyên lý và phong cách thiết kế như thế nào. Nếu bạn cũng đang mơ hồ về những kiến thức này, hãy cùng TADASHI giải đáp vấn đề trong bài viết dưới đây.

1.Thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế kiến trúc là việc bố trí, sắp đặt không gian tổng thể của từng tầng, mặt bằng tường xây và định vị, cửa, vị trí nhà vệ sinh, cầu thang… Công việc này đòi hỏi tổng hợp của mỹ thuật, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật nhằm mang lại không gian sống đẹp, tiện ích, công năng đầy đủ, thân thiện, thoải mái.

2. Quy trình thiết kế kiến trúc

Quy trình tự thiết kế kiến trúc ngôi nhà
Tự thiết kế kiến trúc nhà ở là một quá trình thú vị và đầy thử thách mà những người thích sáng tạo đều muốn thử sức. Nhưng để chắc chắn có thể tạo ra ngôi nhà mơ ước của mình mà không cần sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo công năng thích hợp thì cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu và thu thập thông tin

Trước khi bắt tay vào thiết kế, hãy dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về các phong cách kiến trúc. Thu thập các ý tưởng, mẫu nhà và thông tin từ các nguồn khác nhau để làm nền tảng cho quá trình thiết kế sau này.

Bước 2: Xác định yêu cầu và mục tiêu

Hãy xác định rõ mong muốn về ngôi nhà trong tương lai, cụ thể: số lượng phòng, diện tích, tiện ích và các yếu tố quan trọng khác. Đây chính là yếu tố quyết định số lần chỉnh sửa bản vẽ thiết kế kiến trúc sau này.

Bước 3: Lên bản thiết kế kiến trúc sơ bộ

Dựa vào thông tin và yêu cầu đã xác định, bắt đầu vẽ các bản đồ và bản thiết kế sơ bộ của ngôi nhà. Bản vẽ này có thể chỉ là một bản tóm tắt ban đầu, nhưng nó sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về không gian và bố trí tổng thể bên trong ngôi nhà.

Bước 4: Lựa chọn phong cách và mẫu mã

Để thành công ở bước này thì yêu cầu bạn đã tìm hiểu kỹ về các phong cách kiến trúc ở bước 1 và chắc chắn về phong cách, mẫu mã cho ngôi nhà của bạn. Có thể là phong cách cổ điển, hiện đại, truyền thống hoặc hỗn hợp giữa các phong cách nhưng cần đảm bảo phù hợp với không gian và nhu cầu của gia đình bạn.

Bước 5: Tạo bản vẽ chi tiết

Bao gồm các thông số kỹ thuật, định hướng và kích thước cụ thể của từng phòng, cửa sổ, cửa ra vào và các chi tiết kiến trúc khác. Bản vẽ chi tiết này sẽ hỗ trợ quá trình xây dựng sau này.
Để tạo bản vẽ thiết kế kiến trúc thì bạn có thể tham khảo 7 phần mềm chuyên dụng sau: SketchUp, AutoCAD, Revit, ALLPLAN, ArchiCAD, FreeCAD Arch, Lumion 9.

Bước 6: Xem xét lại bản thiết kế

Sau khi hoàn thành bản vẽ chi tiết, hãy xem xét lại bản thiết kế tổng thể và đảm bảo rằng nó đáp ứng đủ các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TẠI TADASHI

3. Nguyên lý thiết kế kiến trúc cơ bản

Nhằm tạo ra 1 công trình có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với từng gia đình, đầy đủ công năng và tiện ích nhất thì khi thiết kế gia chủ nên áp dụng một số nguyên lý sau đây:

Thứ nhất, nguyên lý về sự cân bằng: Trong thiết kế kiến trúc sự đối xứng được thể hiện ở chiều cao, chiều rộng, màu sắc, đường nét. Có 2 loại cân bằng được áp dụng phổ biến trong thiết kế đó là:

  • Cân bằng đối xứng: Đúng như tên gọi, khi áp dụng nguyên lý này thì việc sắp xếp cửa, trang trí hoa văn họa tiết hay màu sắc… sẽ đối xứng với nhau. Điều này sẽ mang lại sự ngăn nắp, quy củ, trang nhã cho ngôi nhà. Nguyên lý thiết kế này sẽ rất phù hợp với những người thích sự ngăn nắp, quy củ.
  • Cân bằng bất đối xứng: Mặc dù sự bất đối xứng bị cho là sẽ dẫn đến rối mắt. Nhưng đây là nguyên lý tạo ra sự đột phá, sáng tạo và bắt mắt hơn nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa về tổng thể của cả công trình.

Thứ hai, nguyên lý nhịp điệu: Trong thiết kế kiến trúc liên quan đến sự chuyển động thị giác, hướng của các yếu tố, chúng được sắp xếp trong bố cục lặp lại. Với cách sắp xếp hài hòa hay tương phản, nhằm để nhấn mạnh hay tô điểm thêm cho đối tượng. Có 2 cách để tạo ra nhịp điệu: lặp đi lặp lại bố cục hoặc tạo chuỗi đối tượng liên tục.

  • Quy luật điểm nhấn: Quy luật điểm nhấn là tạo ra hiệu ứng thị giác để thu hút vào tâm điểm của công trình. Có nhiều cách để tạo ra điểm nhấn trong thiết kế, nhưng phổ biến nhất là sử dụng các gam màu sáng tạo hay sự tương phản về đường nét, hình khối.
  • Quy luật hài hòa: Quy luật hài hòa giúp cho các yếu tố trong thiết kế có sự gắn kết với nhau, tạo ra một tổng thể hài hòa, dễ chịu. Nguyên lý thiết kế kiến trúc này dựa trên các yếu tố bao quát như hình dáng, màu sắc, kiểu dáng, vật liệu. Các yếu tố này được sử dụng sao cho đồng bộ hoặc bổ sung hài hòa với nhau.

4. Các phong cách thiết kế kiến trúc

Có rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Các phong cách đôi khi còn được phối kết hợp với nhau để tạo ra những đột phá, sáng tạo. Dưới đây là mẫu nhà ở đặc trưng cho từng phong cách: