Nhập trạch nên chuẩn bị những gì? Lưu ý khi triển khai?

Nhập trạch chính là nghi lễ cần thực hiện khi vào nhà mới. Làm tốt việc này sẽ thu hút tài lộc, bình an, sự may mắn đến cho cả gia đình, mọi việc hanh thông.

Trong quá trình triển khai cần lựa chọn ngày – giờ tốt, mâm cúng đầy đủ và văn khấn ngắn gọn. Đồng thời, gia chủ phải đảm bảo đúng quy trình, thể hiện lòng tôn nghiêm, thành kính. Như vậy bề trên mới có thể chứng giám, phù hộ độ trì cho nơi ở mới an yên, lạc nghiệp.

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch được giải nghĩa theo Hán Việt với Nhập – vào, trạch – nhà. Như vậy, đây chính là hoạt động làm lễ dọn đến nơi ở mới, báo cáo với tổ tiên, thần linh. Nhờ đó, bề trên sẽ chứng giám, công nhận và phù hộ độ trì cho các thành viên.

nhap-trach-1

Nhập trạch chính là lễ cúng vào nhà mới – Tín ngưỡng lâu đời của người Việt

Làm lễ cúng nhà mới cầu mong gia chủ được an lành, sung túc. Đồng thời, đây cũng là nơi an cư, trở về sau mỗi ngày học tập, làm việc miệt mài. Từ đó, con người sẽ có địa điểm trú ngụ yên tâm hơn bao giờ hết.

Hình thức kể trên hiện đã trở thành tín ngưỡng được truyền đời của người Việt. Điều này cũng thể hiện sự kính trên, xin phép các vị thần linh che chở khi đến nơi ở mới.

Những điều cần chuẩn bị khi lên nhà mới

Nhập trạch là một trong những việc quan trọng cần thực hiện khi ở nhà mới. Khi triển khai gia chủ nên chú trọng tới các vấn đề dưới đây:

Chọn thời điểm tốt để làm lễ nhập trạch

Nhập trạch nhất định phải chọn thời điểm để thực hiện. Theo đó, gia chủ nên chọn đúng ngày hoàng đạo, hợp mệnh để thu hút may mắn. Đồng thời, điều này cũng mang lại tài lộc, hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.

nhap-trach-2

Khi làm lễ lên nhà mới chọn ngày, giờ hoàng đạo để thực hiện

Ngày, giờ tốt có thể lựa chọn theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như sau:

  • Chọn ngày theo giờ hoàng đạo, khi đó trời đất giao hòa, thích hợp làm việc lớn.
  • Chọn ngày theo tuổi của gia chủ, cần tìm đến thầy phong thủy có kinh nghiệm để tìm hiểu.
  • Gia chủ tự tìm hiểu ngày giờ tốt thông qua các ứng dụng trên điện thoại.

Khi tiến hành làm lễ lên nhà mới, gia chủ tránh thực hiện vào những ngày Nguyệt Kỵ. Đó điển hình là các ngày có số cộng lại bằng 5 như ngày 5, 14 và 23.

Mặt khác, những ngày Tam Nương Sát cũng không nên thực hiện các việc lớn. Điển hình như ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27.

Mâm cúng

Nhập trạch nhất định phải chuẩn bị đầy đủ mâm cúng. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình sẽ sắm sửa số lượng khác nhau nhưng vẫn cần có các loại sau:

nhap-trach-3

Mâm cúng làm lễ lên nhà mới cần phải chuẩn bị đầy đủ

  • Hoa tươi như huệ, ngọc lan, cúc, hoàng lan,…
  • Chuẩn bị đủ 5 loại quả khác nhau như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt,…
  • Hương, 1 cặp nến, bộ tam sên.
  • Một con gà luộc.
  • Ba miếng trầu được têm sẵn.
  • Muối gạo mỗi thứ một đĩa.
  • Rượu trắng.
  • Trà.
  • Bộ vàng mã với 6 con ngựa nhiều màu, mũ kiếm, giày, quần áo,..Ngoài ra cần chuẩn bị mũ áo quan, tào quan, tiền giấy vàng lá, nến, mỗi thứ đủ 5 tập.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật kể trên, gia chủ sẽ bày biện lên mâm ngay ngắn, đẹp mắt. Chú ý tất cả phải sắp xếp hợp lý, tránh bị xô lệch hoặc đổ sập.

Văn khấn

Sau khi chọn được ngày – giờ tốt, chuẩn bị đầy đủ lễ vật nhập trạch gia chủ cần có văn khấn. Cần soạn thảo rõ ràng để khi đọc không bị vấp, thể hiện lòng thành kính với bề trên.

nhap-trach-4

Văn khấn lễ lên nhà mới cần ngắn gọn, đúng trọng tâm và rõ ràng

Khi tiến hành lễ lên nhà mới có hai loại văn khấn là xin thần linh và gia tiên. Gia chủ có thể tìm hiểu thông qua các văn bản, tài liệu được in ấn sẵn. Ngoài ra, nội dung này cũng được đăng tải rộng rãi trên nhiều trang thông tin.

Khi đọc văn khấn, gia chủ phải chuẩn bị quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng. Như vậy mới thể hiện sự thành kính đối với bề trên, cho thấy sự tôn nghiêm cần có. Đây cũng là kinh nghiệm được nhiều người đi trước chia sẻ.

Lưu ý khi triển khai lễ lên nhà mới

Trong quá trình nhập trạch gia chủ cần lưu ý đến nhiều vấn đề. Như vậy mới giúp cho việc thực hiện buổi lễ diễn ra thuận lợi, tránh phạm húy. Cụ thể như sau:

nhap-trach-5

Khi triển khai lễ lên nhà mới gia chủ cần lưu tâm tới nhiều vấn đề

  • Gia chủ cần làm lễ bái tạ sau khi đã thu dọn toàn bộ đồ lễ.
  • Khi khấn lên nhà mới cần đọc văn khấn Thổ công trước sau đó mới đến gia tiên.
  • Chọn hướng bàn thờ thật kỹ lưỡng, đảm bảo đẹp và đúng phong thủy để mang lại may mắn.
  • Sau khi lễ lên nhà mới được thực hiện xong, gia chủ nên ngủ lại một đêm(trường hợp chưa chuyển đến ở hẳn).
  • Trong gia đình có phụ nữ mang thai hoặc người tuổi Dần cần tránh dọn nhà. Nếu không có ai giúp đỡ hãy mua một chiếc chổi mới quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển đi.
  • Nên treo chiếc chuông gió ở trước nhà để có thể xua đuổi tà ma, bệnh tật. Đồng thời việc này cũng nhằm mục đích báo hiệu người tới ở.
  • Nên xông nhà mới để xua đuổi chướng khí từ người chủ trước. Tiếp đến sử dụng trầm hương, nhang hương, thảo dược để xông.
  • Khi chuyển nhà mới, gia chủ nên mang chiếu và bếp vào đầu tiên. Bởi đây là những vật mang dương khí đến cho không gian sống.
  • Tuyệt đối không mang nước, chổi hoặc bếp điện vào nhà trước.
  • Nên đun sôi và mở vòi nước chảy sau khi vào nhà mới. Điều này tượng trưng có sự như ý, no đủ.

Kết luận

Như vậy, khi làm lễ lên nhà mới cần chọn đúng thời điểm tốt lành, chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Đồng thời, gia chủ cần có văn khấn để đọc trước thần linh, mong muốn chứng giám lòng thành. Đó cũng là quy trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả bạn nên nhớ rõ để áp dụng.

Bạn muốn xây dựng, triển khai công trình mới để sớm có ngày nhập trạch hãy kết nối với chúng tôi. Công ty Tadashi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tự tin đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

Tin liên quan

Nguyên Nhân Hiện Tượng Gây Nứt Bê Tông Thường Gặp

Nứt bê tông là một hiện tượng phổ biến trong xây dựng, có thể ảnh...

Bản Vẽ Shop Drawing Là Gì? Vai Trò Của Shop Drawing Trong Xây Dựng

Trong ngành xây dựng, bản vẽ shop drawing là một tài liệu quan trọng để...

Cường Độ Bê Tông Là Gì? Thời Gian Bê Tông Đạt Cường Độ Là Bao Lâu?

Khi nhắc đến xây dựng, bê tông thường được coi là “xương sống” của các...