Đổ bê tông cột thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì?

Đổ bê tông cột cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng sau đó mới tiến hành thực hiện. Việc này đòi hỏi đội ngũ chuyên môn có trình độ để đảm bảo chính xác, nhanh chóng.

Khi áp dụng đúng quy trình sẽ hạn chế tối đa tình trạng cột bê tông bị rỗ. Hơn thế nữa, nhà thầu còn tạo nên công trình vững chắc, an toàn. Dưới đây là những phân tích chi tiết đến từ Tadashi, bạn hãy theo dõi để hiểu thêm.

Quy trình đổ bê tông cột chi tiết, chuẩn kỹ thuật

Đổ bê tông là một trong những việc quan trọng trong quá trình xây dựng. Muốn đảm bảo công trình được vững chắc, bền bỉ bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng

Trước khi tiến hành đổ bê tông nhà thầu cần chuẩn bị và kiểm tra nhiều vấn đề. Việc này nhằm giảm thiểu tối đa sự sai sót, giúp quá trình thi công thuận lợi. Cụ thể như sau:

do-be-tong-cot-1

Trước khi đổ bê tông cột cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng

  • Tính toán phần mặt bằng thi công, khoanh vùng khu vực thực hiện để không ảnh hưởng tới bộ phận khác.
  • Kiểm tra phần sàn đổ bê tông đạt chuẩn về độ nhẵn và không bị ngập nước.
  • Tính toán số lượng nhân lực dựa vào chi tiết công trình và số lượng công việc.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc cũng như thiết bị hỗ trợ.
  • Dọn dẹp sạch sẽ khu vực sẽ đổ bê tông.
  • Phần cốp pha phải có sự kín khít, lắp đặt chắc chắn, chống neo và rọi đảm bảo không nhị nghiêng hay phình.
  • Xác định rõ vị trí của chân cốp pha.
  • Cốt thép cần phải đan đúng kỹ thuật, chất liệu đạt yêu cầu, đảm bảo độ dài và độ phủ.

Càng chuẩn bị chu đáo bao nhiêu quá trình đổ bê tông càng nhanh bấy nhiêu. Đồng thời, chất lượng công trình nhận lại cũng đảm bảo hơn bao giờ hết.

Thực hiện đổ bê tông

Sau khi đã chuẩn bị và kiểm tra xong, nhà thầu có thể thực hiện đổ bê tông. Theo đó, từng bước triển khai như sau:

do-be-tong-cot-2

Đổ bê tông cho cột cần thực hiện theo từng bước, bám sát yêu cầu kỹ thuật

  • Xác định, làm dấu chiều cao cần đổ bê tông để hạn chế sai sót.
  • Tiến hành đổ bê tông liên tục không ngừng,đầm từng lớp từ 40 đến 50cm. Chú ý khi đầm không làm sai lệch cốt thép.
  • Đảm bảo chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1.5 đến 2m để tránh hiện tượng phân tầng.
  • Tiến hành vệ sinh, tưới chất dính bám liên kết bê tông tại chân cột bằng hồ dầu hoặc Latex.
  • Sau khi đổ bê tông cho cột xong, thực hiện quét Laser để kiểm tra độ thẳng đứng của cột.
  • Sau khoảng 24h có thể tháo cốp pha cột, lưu ý thực hiện cẩn thận, tránh làm sứt mẻ cấu kiện.
  • Kiểm tra lại bằng máy quét Laser một lần nữa, đảm bảo trụ nghiêng không quá 5mm. Đối với trường hợp cột chưa đạt cần đập bỏ và thực hiện lại.
  • Tiến hành tưới nước và bảo dưỡng liên tục trong 2 đến 4 ngày.

Thực hiện đổ bê tông cho phần cột đòi hỏi người thợ phải có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm. Như vậy mới đảm bảo được tính chính xác, chất lượng cũng như hạn chế tối đa sai sót.

Lưu ý quan trọng khi đổ bê tông cho cột đảm bảo chuẩn kỹ thuật

Trong quá trình đổ bê tông cho phần cột bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng. Cụ thể như sau:

do-be-tong-cot-3

Khi đổ bê tông cho phần cột cần lưu ý đến một số vấn đề

  • Phần kết cấu trộn bê tông có cửa, nên khi thực hiện tới đâu cần phải bịt tới đó. Việc này tránh tình trạng trào ra ngoài và đổ phần trên.
  • Chỉ thực hiện đổ bê tông cho cột nhà khi bê tông móng cột đông cứng.
  • Nên dội nước xi măng pha loãng trước khi đổ bê tông. Như vậy mới có thể để hai phần bê tông cũ và mới liên kết với nhau.
  • Đối với các cột bê tông sát tường cần chèn tấm xốp thay vì sử dụng cốp pha. Sau khi tiến hành đổ xong có thể bỏ luôn không cần tháo dỡ.
  • Chiều dày của mỗi lớp đổ không được vượt quá 30cm.
  • Thực hiện cấp phối đổ bê tông phải hợp lý, cỡ đá phải đều.
  • Phần bê tông phải được trộn đều, tuân thủ đúng mác, tỷ lệ không quá khô.

Mặt khác, trong quá trình đổ bê tông cho cột cần phải thực hiện liên tục, không ngừng tùy tiện. Đồng thời, tiến hành dầm đùi theo phương thẳng đứng, từng lớp cẩn thận. Như vậy mới có thể đảm bảo được sự chắc chắn, bền bỉ.

Cách khắc phục một số hiện tượng sau khi đổ bê tông cột

Trong quá trình đổ bê tông cho cột thường gặp phải hiện tượng phân tầng và rỗ. Dưới đây là bật mí chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục bạn có thể hiểu thêm:

Khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông cho

Bê tông cột bị phân tầng là do các phần tử nặng bị lắng xuống, tạo thành hai lớp riêng biệt. Tình trạng này sẽ khiến cho chất lượng cột đi xuống, chưa được chắc chắn.

do-be-tong-cot-4

Cột bê tông bị phân tầng sẽ giảm sức chịu lực, thiếu chắc chắn

Muốn khắc phục hiện tượng kể trên chúng ta cần chờ tới khi ghép hộp cột. Lúc này bạn hãy đổ một vài xô vữa xi măng cát rồi mới bắt đầu quá trình đổ bê tông. Cần tuân thủ theo tỷ lệ ½ xi măng, ½ cát.

Khắc phục cột bê tông bị rỗ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cột bê tông bị rỗ. Điển hình như việc phối cấp đá không hợp lý, cỡ to cỡ nhỏ, trộn chư đều. Ngoài ra, bê tông quá khô, cốp pha chưa kín khít, chưa đúng mác thiết kế,… cũng góp phần gây ra tình trạng kể trên.

do-be-tong-cot-5

Cột bê tông bị rỗ sâu cần đổ lại để khắc phục và đảm bảo an toàn

Đối với cột bê tông bị rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn chỉ cần đục và trát vữa xi măng để khắc phục. Mặt khác, cột bê tông bị rỗ sâu, những lỗ rỗ chạm tới cốt thép cần tiến hành đổ lại từ đầu. Như vậy mới có thể đảm bảo sự chắc chắn, an toàn cho công trình.

Trên đây là quy trình thực hiện, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục các lỗi khi đổ bê tông cột. Bạn cần thêm tư vấn, hỗ trợ chuyên môn hãy kết nối tới Tadashi ngay hôm nay.

Tin liên quan

Nguyên Nhân Hiện Tượng Gây Nứt Bê Tông Thường Gặp

Nứt bê tông là một hiện tượng phổ biến trong xây dựng, có thể ảnh...

Bản Vẽ Shop Drawing Là Gì? Vai Trò Của Shop Drawing Trong Xây Dựng

Trong ngành xây dựng, bản vẽ shop drawing là một tài liệu quan trọng để...

Cường Độ Bê Tông Là Gì? Thời Gian Bê Tông Đạt Cường Độ Là Bao Lâu?

Khi nhắc đến xây dựng, bê tông thường được coi là “xương sống” của các...