Nhà tiền chế ngày càng được ưa chuộng, nhất là với những chủ đầu tư muốn kinh doanh bởi nó tiết kiệm chi phí, thi công nhanh chóng, độ bền cao,…Tuy nhiên chi phí xây nhà tiền chế hết bao nhiêu vẫn là câu hỏi lớn đối với những chủ đầu tư. Vì vậy, Green Hanoi muốn chia sẻ đến bạn đọc cách tính chi phí xây nhà tiền chế chính xác và nhanh nhất.
Chi phí xây nhà tiền chế
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế ( nhà khung thép) được làm từ khung thép và được lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật. Các công trình sử dụng kiểu nhà này thường là chủ quần áo, quán cà phê, nhà xưởng hay thậm chí là nhà ở.
Những ưu điểm và nhược điểm của nhà tiền chế
Ưu điểm
- Tiết kiệm vật liệu phụ, không lãng phí trong quá trình thi công nên khắc phục được hết nhược điểm của xây nhà kiểu truyền thống.
- Có trọng lượng nhẹ nên giảm bớt tải trọng khi xây dựng.
- Lắp đặt nhanh chóng, đơn giản.
- Giá cả phải chăng.
- Linh hoạt trong việc mở rộng và bảo trì.
- Độ bền cao và tiết kiệm năng lượng.
- Có tính đồng bộ cao trong xây dựng.
Nhược điểm
- Khả năng chịu lửa kém: ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C, thép dễ dàng bị nóng chảy, mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ.
- Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm.
- Độ bền tương đối.
- Chi phí bảo dưỡng cao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà tiền chế
Chi phí xây nhà tiền chế – nhà xưởng
Chi phí xây nhà tiền chế cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây nhà:
Quy mô nhà khung thép
Quy mô nhà tiền chế rất đa dạng, không chỉ sử dụng để ở mà còn được dùng làm quán cà phê, bệnh viện, siêu thị,…Tùy thuộc vào quy mô xây dựng nhiều hay ít, 1 tầng hay 2 tầng trở lên sẽ có chi phí khác nhau.
Địa điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà tiền chế. Nếu vị trí xây dựng ở khu đất yếu thì cần phải tốn tiền hơn cho việc thi công móng xuống sâu bên dưới. Hay những nơi dễ xảy ra tình trạng sụt lún cần phải gia cố móng, điều này cũng làm tăng chi phí.
Ngoài ra, địa điểm xây dựng xa hay trong ngõ nhỏ thì cũng làm tăng chi phí nhân công vận chuyển.
Công năng sử dụng của nhà tiền chế
Công năng của ngôi nhà là yếu tố quyết định đến phương án, kết cấu và vật liệu thi công như là kết cấu khung thép, thiết kế kiểu mái, vật liệu chống nóng,… Do vậy, trước khi xây nhà cần có những tính toán thật hợp lý tránh vừa tốn tiền mà không sử dụng đến.
Mẫu thiết kế nhà khung thép
Việc lựa chọn mẫu nhà là do sở thích và nhu cầu của mỗi người. Những mẫu thiết kế hiện đại, nhiều chi tiết và sử dụng những loại vật liệu mới sẽ làm tăng chi phí xây dựng công trình. Nên chọn những mẫu thiết kế đơn giản mà vẫn đảm bảo được công năng của ngôi nhà, tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, như vậy cũng là cách giảm thiểu chi phí xây dựng.
Vật liệu xây dựng
Tùy vào mục đích sử dụng của ngôi nhà mà chọn loại vật liệu phù hợp. Nếu chọn vật tư tốt thì sẽ có giá cao nhưng chất lượng công trình được bền lâu. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí chọn vật liệu có chất lượng không tốt thì công trình nhanh xuống cấp, có thể còn tốn thêm tiền để sửa sang, thay đổi.
Tiến độ thi công
Thời gian thi công của nhà tiền chế thường ngắn hơn xây nhà truyền thống, do đó tiết kiệm được chi phí xây dựng. Nên chọn thi công nhà đầu năm vì thời tiết lúc này vô cùng thuận lợi, không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công.
Nhà tiền chế
Cách tính chi phí xây nhà tiền chế
Cách tính chi phí
Tùy thuộc vào loại vật liệu mà chi phí xây nhà tiền chế sẽ khác nhau. Dưới đây là cách tính chi phí xây nhà tiền chế mà bạn có thể tham khảo.
Công thức tính: Tổng chi phí xây dựng = Tổng diện tích x đơn giá xây dựng
Bạn có thể tham khảo chi phí các hạng mục xây nhà dưới đây:
• Chi phí xây nhà thô có giá từ 2.200.000 – 2.500.000 VND.
• Chi phí xây nhà trọn gói với mức vật tư trung bình có giá khoảng 5.500.000 VND/m2.
• Chi phí xây nhà trọn gói với gói vật tư khá có giá khoảng 5.800.000 VND/m2.
• Chi phí xây nhà trọn gói với gói vật tư tốt có giá khoảng 6.250.000 VND/m2.