Dự toán chi phí xây nhà 3 tầng là việc tính toán chi phí chi tiết từng hạng mục như: chi phí xây thô nhà 3 tầng, chi phí hoàn thiện, chi phí chuẩn bị trước khi xây nhà 3 tầng… Điều này sẽ giúp các chủ đầu tư có kế hoạch tài chính, cân đối lựa chọn vật tư hợp lý.
Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng 40m2, 50m2, 60m2, 80m2, 100m2, 120m2, 300m2… khoảng bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Có phát sinh chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 3 tầng không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà 3 tầng
Chi phí xây nhà 3 tầng thường chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố chính sau đây:
1. Vị trí mảnh đất
Vị trí xây dựng có ảnh hưởng đến chi phí xây nhà 3 tầng trên nhiều khía cạnh. Nó được thể hiện rõ nét nhất khi so sánh chi phí xây dựng ngôi nhà 3 tầng ở vị trí mặt đường, hạ tầng xung quanh thưa thớt và ngôi nhà 3 tầng ở vị trí ngõ nhỏ, hạ tầng san sát, cư dân đông đúc.
Nếu xây dựng nhà 3 tầng tại vị trí mặt đường lớn, hạ tầng thưa thớt thì sẽ tiết kiệm được một khoản tương đối lớn liên quan đến vận chuyển vật tư từ đường lớn vào nhà. Ngược lại chi phí xây nhà phố 3 tầng tại vị trí ngõ nhỏ sẽ phát sinh thêm 5 – 10% tổng chi phí dành cho việc vận chuyển vật tư.
Tương tự, nếu xây nhà 3 tầng tại khu quy hoạch sẽ phát sinh chi phí xin giấy phép xây nhà còn nếu xây nhà 3 tầng tại nông thôn, không thuộc khu quy hoạch thì không cần xin giấy phép. Mặt khác, khi xây dựng nhà ở tại khu hạ tầng san sát, dân cư đông đúc thời gian triển khai cũng sẽ bị kéo dài, công nghệ áp dụng tiên tiến hơn, phát sinh thêm thủ tục liên quan đến nhà hàng xóm…
2. Thời điểm xây dựng
Giá vật tư và điều kiện thời tiết là 2 yếu tố mang tính thời điểm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng nhà 3 tầng. Nếu làm nhà vào thời điểm nguyên vật liệu xây dựng như cát đá, xi măng, sắt thép… đang tăng cao thì tổng chi phí xây nhà cũng tăng nhanh và có thể việc dự toán khó khăn, thiếu chính xác. Còn nếu làm nhà vào thời điểm thường xuyên mưa, bão, lũ thì việc thi công bị gián đoạn, phát sinh thêm chi phí hỏng hóc bởi thời tiết.
3. Tổng diện tích xây dựng
Quy mô xây dựng thường ảnh hưởng rất lớn đến giá thầu. Thường báo giá xây nhà diện tích lớn sẽ thấp hơn khi xây nhà diện tích nhỏ. Điều này khiến cho chi phí xây nhà diện tích càng lớn thì càng tối ưu.
4. Phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà 3 tầng. Chi phí xây nhà phố 3 tầng sẽ rẻ hơn chi phí xây biệt thự 3 tầng tân cổ điển hoặc cổ điển. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch này nằm ở tay nghề của thợ xây và yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo xây các cấu kiện, họa tiết tân cổ hoặc cổ điển.
5. Chất lượng và giá cả vật tư hoàn thiện
Vật tư hoàn thiện gồm thiết bị điện, thiết bị vệ sinh, gạch ốp… Và ai cũng biết những vật tư này có sự chênh lệch tương đối lớn. Chính vì vậy khi muốn tiết kiệm chi phí xây nhà 3 tầng nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng vật tư giá rẻ. Bởi họ cho rằng cột nhà, móng nhà không thể thay thế trong quá trình sử dụng nhưng các thiết bị có thể dễ dàng thay thế.
Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng theo chi phí từng hạng mục triển khai.
Công thức tính
Tổng chi phí xây nhà 3 tầng = Chi phí giai đoạn chuẩn bị + Chi phí xây thô nhà 3 tầng + Chi phí hoàn thiện ngôi nhà
1. Chi phí giai đoạn chuẩn bị
Ở giai đoạn này chi phí sẽ bao gồm:
- Chi phí thiết kế: Thường dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/m2
- Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 3 tầng: Thường dao động trong khoảng 500.000 – 1.000.000 VNĐ
- Chi phí khảo sát địa chất nhà 3 tầng: Thường dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ (nếu có)
- Chi phí san lấp mặt bằng: Thường dao động khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ/m2
- Chi phí vận chuyển vật liệu: Thường dao động 50.000 – 100.000 VNĐ/m3
- Chi phí phát sinh: Khoảng 5 – 10% tổng chi phí xây dựng
Ví dụ: Chi phí xây nhà 3 tầng 50m2 giai đoạn chuẩn bị sẽ là:
- Chi phí thiết kế: 23.000.000 – 30.000.000 VNĐ
- Chi phí xin giấy phép xây dựng: 500.000 – 1.000.000 VNĐ
- Chi phí khảo sát địa chất: 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ
- Chi phí san lấp mặt bằng: 30.000.000 – 45.000.000 VNĐ
- Chi phí vận chuyển vật liệu: Tổng khối lượng vật tư xây dựng cần thiết khoảng 1.000 – 1.500m3. Như vậy, chi phí vận chuyển vật tư xây dựng dao động từ 50 triệu – 150 triệu đồng.
Như vậy chi phí chuẩn bị xây nhà 3 tầng diện tích 50m2 sẽ khoảng 100.000.000 – 230.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Chi phí xây nhà 3 tầng diện tích 50m2 có thể cao hơn nếu ngôi nhà ở trong ngõ nhỏ, vật tư tại khu vực đó khan hiếm, giá vật tư tăng cao, ở khu vực dân cư đông đúc, tắc đường…
2. Chi phí xây thô nhà 3 tầng
Chi phí xây thô nhà 3 tầng sẽ gồm 2 phần đó là móng và khung. Cụ thể:
- Chi phí làm móng nhà 3 tầng: Nếu tính theo m2 thì phần này thường được tính bằng 30 – 50% diện tích sàn tùy thuộc vào từng loại móng và đơn giá như sau:
- Móng băng: 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ/m2
- Móng cọc: 2.500.000 – 3.000.000 VNĐ/m2
- Móng bè: 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/m2
- Chi phí phần thô: Bao gồm: cột, dầm, sàn, tường, mái, cửa,… Nếu bóc tách từng phần thì đơn giá sẽ như sau:
-
- Cột: 1.200.000 – 1.500.000 VNĐ/m2
- Dầm: 800.000 – 1.000.000 VNĐ/m2
- Sàn: 500.000 – 700.000 VNĐ/m2
- Tường: 300.000 – 400.000 VNĐ/m2
- Mái: 600.000 – 800.000 VNĐ/m2
- Cửa: 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ/m2
Theo đó, chi phí xây dựng phần thô ngôi nhà diện tích 40m2 – 60m2 sẽ khoảng tầm 500.000.000 – 800.000.000 VNĐ. Tuy nhiên tính toán theo phương pháp này rất mất thời gian vì vậy chi phí xây dựng phần thô hiện nay cũng đã áp dụng theo cách tính mới đó là dựa theo diện tích mặt sàn. Phương pháp này sẽ được chúng tôi cụ thể hóa trong cách tính chi phí xây nhà 3 tầng theo diện tích.
3. Chi phí giai đoạn thi công phần hoàn thiện
Chi phí xây dựng ở giai đoạn này thường chiếm khoảng 50 – 70% tổng chi phí xây dựng. Nhưng nhìn chung có sự khác biệt rất lớn giữa các gia đình bởi vì chi phí phần hoàn thiện phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và chất lượng vật tư, thiết bị gia chủ lựa chọn. Để xác định được chi phí phần này gia chủ cần xác định được chi phí của từng phần như: Sơn, gạch lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị chiếu sáng….
Nhận xét: Nhìn chung phương pháp tính chi phí xây nhà 3 tầng theo từng giai đoạn rất phù hợp với những hộ gia đình có ý định tự giám sát và thuê thợ xây. Nhưng nếu tính toán và không có năng lực giám sát thì chi phí có thể sẽ tăng lên rất nhiều do sai sót, sửa chữa trong quá trình thi công. Vì vậy hiện nay dịch vụ xây nhà trọn gói trở nên rất phổ biến.